Thiền là gì?

Lưu ý: Bài viết này thế hiện một vài quan điểm cá nhân từ kinh nghiệm và trải nghiệm về Thiền của người viết.

Thiền là thả lỏng, thư giãn, là không cần ý chí và không cần nỗ lực. Nhiều người bắt đầu Thiền Định với tâm thế tìm kiếm bình an và hy vọng Thiền sẽ mang lại những giây phút thoải mái và tác động ngay lập tức đến cuộc sống của họ. Từ đó mang một tâm thế mong cầu và hy vọng khi bắt đầu Thiền Định. Đây là một nhận thức sai lầm để bắt đầu học Thiền.

Thiền thực sự sẽ tác động và ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhưng nó chỉ đến khi chúng ta mang một tâm thế đúng đắn. Có rất nhiều sách viết và bàn luận về Thiền. Các bạn có thể đọc nhiều sách hướng dẫn về Thiền và có rất nhiều kiến thức khác nhau về Thiền. Nhưng chung quy, phần lớn các nội dung sẽ đề cập vấn đề quan trọng nhất: đó là tâm thế khi thực hành Thiền.

THIỀN LÀ CHẤP NHẬN 100% BẢN THÂN CỦA BẠN ĐANG LÀ

Đầu tiên chúng ta cần ý thức được rằng, Thiền là thư giãn và buông bỏ. Trong hơn 20 chục năm qua. Chúng ta sống và gắn liền mình với những Suy nghĩ và Tâm Trí đến từ Não Bộ. Chúng ta gắn liền mình với những Suy Nghĩ và cho rằng mình cần phải “tư duy” và giải quyết những vấn đề đó. Khi thực hành Thiền, chúng ta sẽ tách mình ra khỏi Tâm Trí và trở thành Người Quan Sát. Khi chúng ta không còn gắn liền bản thân mình với Tư Duy và Tâm Trí nữa, khi đó bạn sẽ trở nên bình an, tĩnh lặng và an lạc.

Trong giai đoạn đầu tập Thiền, chúng ta sẽ cảm thấy nhiều khó khăn vì các suy nghĩ cứ ấp tới, và chúng ta chạy theo nó. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu để bắt đầu Thiền. Tuy nhiên, đừng cho phép cảm thấy bực bội hoặc bực tức bản thân mình. Khi bạn bắt đầu có những cảm giác bực tức này nảy sinh. Đó là trở ngại mà bản thân bạn tự đặt ra cho chính mình. Vì khi cảm thấy mình “vô dụng”, cảm thấy mình “không thể thiền” và từ đó để tránh cảm giác này, bạn từ bỏ Thiền.

Thiền là trở nên thư giãn, rộng mở và chấp nhận. Khi hành Thiền, đừng xem những suy nghĩ gợi lên trong đầu là khó khăn, là cản trở của bạn. Mà hãy nhận diện nó là những “tín hiệu” đang cho bạn biết rằng đây là con người hằng ngày của bạn. Mỗi ngày, bạn đã liên tục phải sử dụng Tư Duy và Tâm Trí của mình để cố gắng “giải quyết” mọi vấn đề xung quanh. Điều này nó hình thành nên thói quen cố hữu ăn sâu vào trong tìm thức và trong con người bạn. Nên khi ngồi Thiền và có những suy nghĩ cứ liên tục gợi lên trong tâm trí. Nó đang cố gắng báo cho bạn biết rằng: “Đây là con người hiện tại của bạn”. Vì thế, hãy nhận biết và chấp nhận. Đừng cố gắng cảm thấy chán nản hoặc cảm thấy bực mình vì điều đó. Khi bạn cảm thấy bực mình và chán nản vì có những suy nghĩ đó. Đó là bạn đang tự hình thành những dấu ấn tiêu cực về bản thân mình và về Thiền và điều này sẽ ngăn cản trở bạn với Thiền. 

Vậy nên, đầu tiên bạn cần nhận biết khi thực hành Thiền, đó là Thiền giúp bạn nhận biết về bản thân mình. Hãy chấp nhận mọi thứ về con người mình lúc hành Thiền. Khi bạn bắt đầu chấp nhận, tha thứ với tất những cảm giác xảy ra trong thực hành Thiền, đó là lúc bạn bắt đầu chấp nhận tha thứ cho chính mình trong khoẳng khắc đó. Khi đó sự thư giãn sẽ đến. Thư giãn đến sẽ càng giúp bạn cảm thấy thoải mái và tiếp tục Thiền.

THÓI QUEN THIỀN

Quá trình Thiền là quá trình giúp bạn đi vào nhận biết được phần bên trong. Chúng ta đã sống một thời gian từ nhỏ đến lớn với sự chú ý và nhận biết hướng ra thế giới bên Ngoài. Thiền sẽ giúp chúng ta hướng vào thế giới bên Trong. Thế giới bên trong rộng lớn và màu nhiệm hơn nhiều so với thế giới bên ngoài. Thế giới bên trong quyết định mọi thứ ở thế giới bên Ngoài. Và những nhận biết này chỉ đến khi bạn thực sự trải nghiệm. Và để đạt được những thành tựu bên trong. Nó sẽ không xảy ra với một vài buổi Thiền. Nó cần được nuôi dưỡng và thực hành liên tục thành thói quen và tình yêu dành cho Thiền bên trong bạn.

Kỹ thuật Thiền chỉ đóng góp 5% kết quả, 95% còn lại thái độ.

Hãy đơn giản dành một tình yêu cho việc thực hành thiền, giống như tình yêu và niềm thích thú khi làm một việc gì đó mình yêu thích. Hãy thử nghiệm, thực hành để tìm ra cho mình một vài khung thời gian phù hợp và xây dựng thành thái quen Thiền mỗi ngày. Hãy thực hành Thiền vào thời gian và địa điểm cố định mỗi ngày. Khi chúng ta cố định thời gian và địa điểm mỗi ngày. Khi đó nó sẽ xây dựng cho mình một thói quen trong ý thức là khi đến thời gian hoặc ngồi vào địa điểm đó. Não bộ của bạn sẽ tự động đi vào trạng thái thiền một cách tự động.

Ở khung giờ này, hãy nhận thức rằng đó là thời gian mình cho phép mình thả lỏng và thư giãn hoàn toàn sau 1 ngày. Khi bắt đầu, hãy đặt ý niệm, thái độ là mình sẽ cho phép bản thân thả lỏng, thư giãn và buông bỏ hoàn toàn tất cả mọi suy nghĩ, lo lắng tất bật của cuộc sống.

SỰ CHUYỂN BIẾN Ý THỨC KHI THIỀN

Từ thời thơ ấu cho đến khi bắt đầu biết, ý thức và nhận thức về thế giới xung quanh. Tâm trí và con người chúng ta ảnh hưởng bởi niềm tin về những gì mà thế giới bên ngoài dạy cho chúng ta. Ở thế giới này, chúng ta tin rằng thế giới bên ngoài và đau khổ, là đầy rẫy những xung đột và các vấn đề cần phải giải quyết. Và để tồn tại trong thế giới đó, chúng ta phải cố gắng, nỗ lực và phải giải quyết các vấn đề của thế giới xung quanh mình bằng Tâm Trí, bằng sự nỗ lực và những cố gắng. Đây là thế giới mà chúng ta tin rằng, nếu chúng ta không đi trên đôi chân của mình, chúng ta sẽ bị người khác chê cười, chèn ép và vùi dập. Vì vậy chúng ta sống trong tâm thế phải luôn tranh giành, hơn thua và cố gắng và mục tiêu là phải giỏi hơn những người khác. Đây là nguồn gốc dẫn đến mọi vấn đề của cuộc sống.

Bên cạnh thế giới bên ngoài, còn có một thế giới khác phía bên trong chúng ta. Mà khi được khám phá nó có thể mang lại tình yêu, bình an, hòa bình và có sức mạnh cực kỳ to lớn có thể ảnh hưởng và chuyển hóa hoàn toàn đến thế giới bên ngoài. 

Tâm Trí, Suy Nghĩ và Bộ Não chỉ là một phần của cơ thế chúng ta. Chúng ta thường gắn bản thân mình với những suy nghĩ. Nhưng thực ra Tâm Trí và Suy Nghĩ chỉ là một phần của chúng ta. Giống như Mắt để Nhìn, Tai để nghe. Nhiệm vụ của Tâm Trí là Suy Nghĩ. Nó là một phần của bạn chứ không phải là Bạn. Và điều này không thể hiểu và nhận biết bằng tư duy và suy nghĩ. Nó chỉ có thể nhận biết bằng cảm nhận khi chúng ta ở trong thái có ý thức và tĩnh sâu.

Khi thực hành Thiền, bạn sẽ chuyển sự chú ý của bạn từ Tâm Trí sang hơi thở. Khi chúng ta đặt sự chú ý vào hơi thở, khi đó chúng ta trở thành Người Quan Sát. Lúc đó các suy nghĩ sẽ đến và đi. Khi bạn thực hành thuần thục việc này rồi, lúc đó các Suy Nghĩ gợi lên trong Tâm Trí sẽ không làm phiền bạn nữa, và dần dần nó sẽ giảm nhịp điệu lại và biến mất. Và như có đề cập, để làm được điều này, điều bạn cần làm là Thư Giãn. Bạn không thể đặt sự chú ý và cố gắng Không Suy Nghĩ, khi càng cố gắng là bạn càng đang ở tâm thế Suy Nghĩ và bạn càng mất Thư Giãn. Chỉ đơn giản là Thư Giãn, Nhận biết và Quan Sát, Cảm Nhận. Khi đó sự Tĩnh Lặng sẽ tự nhiên đến.

Khi bạn bắt đầu đi sâu vào sự Tĩnh Lặng, bạn sẽ càng trở nên thư giãn sâu một cách có ý thức. Và rồi, bạn sẽ cảm nhận được sự bình an, phúc lạc và hạnh phúc chân thực từ bên trong. Hạnh phúc này khác hoàn toàn với niềm vui vật chất bên ngoài.

LỢI ÍCH CỦA THIỀN

Đầu tiên, bạn cần nhớ rằng, khi Thiền, chúng ta không tìm kiếm bất cứ điều gì cả. Bạn không đặt sự chú ý và nỗ lực để tìm kiếm hạnh phúc, bình an, sự tĩnh lặng khi Thiền. Thiền định là một quá trình. Hãy đơn giản là ngồi Thiền và Thư Giãn và chờ đợi. Khi đó điều gì cần xảy ra sẽ xảy ra. Có nghĩa là, khi Thiền, chúng ta cũng không đặt một mong cầu về việc Thiền sẽ mang lại những lợi ích gì. Lợi ích sẽ tự nhiên đến giống như việc cứ đi thì tự nhiên sẽ đến đích. Càng muốn tới đích thì sẽ càng nôn nóng và lúc đó chúng ta không còn ở trạng thái Thiền nữa.

Lợi ích đầu tiên rõ ràng nhất khi chúng ta Thiền đó là sự Thư Giãn, bởi vì Thiền là Thư Giãn. Ngủ là thư giãn vô ý thức. Thiền và thư giãn có Ý thức. Tuy nhiên, trong trạng thái có ý thức này. Chúng ta sẽ có những trải nghiệm để mở rộng sự nhận biết của mình về thế giới mà giất ngủ không thể mang lại. Vì ngủ chỉ đơn giản là thư giãn ở tầng cơ thể Vật Lý. Trong khi đó Thiền sẽ mang lại lợi ích cả cơ thể vật lý và Ý Thức của chúng ta.

Khi ở trong trạng thái Thiền, nhịp điệu sóng não sẽ giảm xuống về tần số alpha, theta. Trong trạng thái này, cơ thể bắt đầu tiết ra các hocmon mang lại sự tĩnh lặng và mạch lạt cho toàn bộ cơ thể. Ở trạng thái này, bạn sẽ cảm nhận được sự rõ ràng và có thể dễ dàng nhận biết và giải quyết những vấn đề mà bạn từng cảm thấy khó khăn, ít nhất là về mặt vật lý. Khi bạn càng thực hành và cho phép điều này diễn ra, bạn sẽ càng ngày trở nên minh mẫn, sáng tạo, và có nhiều năng lượng cho cuộc sống hằng ngày. 

Cơ thể của chúng ta không chỉ có trí thông tin và sự hiểu biết của Tâm Trí. Sống trong thế giới vật lý, chúng ta học để nâng cao sự hiểu biết và trí thông minh của mình để giải quyết vấn đề. Tư nhiên, cơ thể chúng ta còn có một hệ thống thông minh tuyệt vời khác, đó là trực giác. Chúng ta nhận biết trực giác thông qua cảm giác bên trong. Trực giác được kích hoạt đến từ Trái Tim, Não Phải và các tế bào trong cơ thể. Trực giác gắn liền với phần Linh Hồn và thế giới Tâm Linh không nhìn thấy. Trực giác vốn thông minh và sâu sắt hơn Tâm Trí và cái Biết từ Tâm Trí. Trực giác là một phần của chúng ta được ban tặng khi được sinh ra. Tuy nhiên khi chúng ta lớn lên vì quá tập trung vào phần Tâm Trí mà chúng ta bỏ qua sự nhận biết đến từ Trực Giác. Khi Thiền định, làm việc với phần bên trong, chúng ta sẽ cho phép mở rộng Ý Thức và sự nhận biết đến từ Trực giác. Lúc này, nó sẽ cho phép bạn khai thác một phần Thông Minh toàn diện khác ở bên trong cơ thể của mình.

Tất nhiên, những lợi ích của Thiền định còn sâu và nhiều hơn thế. Khi càng đi sâu vào Thiền, chúng ta sẽ càng mở ra nhiều tầng nhận thức mà bình thường chúng ta không thể biết và trải nghiệm. Tuy nhiên, với một vài lời ở trên, hy vọng sẽ hữu ích khi chúng ta bắt đầu con đường thực hành và trải nghiệm về Thiền.

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ cùng rung động trên hành trình Khám Phá Bản Thân của riêng bạn nhé!

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ trên hành trình Khám Phá Bản Thân nhé.