Làm việc với nỗi sợ hãi & Con đường Trái Tim

Sâu phía trong mỗi con người chúng ta, ai cũng có những nỗi đau và sự sợ hãi sâu kín trong bản thể và trong tâm hồn. Những nỗi đau này phần lớn đến từ tuổi thơ và thời niên thiếu. Khi chúng ta chưa thực sự trưởng thành để nhận biết cảm xúc của mình. Gia đình và xã hội, và các mối quan hệ xung quanh đặt lên vai chúng ta những gánh nặng và những ràng buộc. Những điều này dần đi sâu vào trong tìm thức và chi phối ngược lại cuộc sống của chúng ta.

NGUYÊN NHÂN CỦA SỢ HÃI

Nếu một người sống trong một gia đình túng thiếu về mặt tiền bạc. Điều này sẽ ảnh hưởng góc nhìn và tâm lý sợ hãi túng thiếu khi lớn lên. Mặc dù cuộc sống sau này của anh ta đã đầy đủ và không còn túng thiếu nữa. Nhưng cảm giác muốn phấn đấu, muốn thành công hơn nữa sẽ đeo bám anh ta. Và anh ta nghĩ rằng mình phải phấn đấu để thành công hơn nữa. Từ đó anh ta sẽ liên tục cố gắng và chạy theo sự thành công về mặt vật chất. Những quyết định trong cuộc đời của anh ta sẽ quyết định thiên về sự tiền bạc. Nơi nào có nhiều tiền hơn sẽ lôi kéo anh. Và từ đó, nó sẽ mang đến những tổn thương trong tâm hồn. Cho dù anh ta có nhiều tiền bạc hơn nhưng sẽ cảm thấy sự thiếu thốn và đâu khổ về mặt tâm lý và tâm hồn. Và anh ta cứ nghĩ rằng, anh ta làm vậy là vì anh ta muốn vậy, đó là con người anh ta. Nhưng anh ta lại chẳng bao giờ có thể nhận ra rằng, thực ra anh ta đang bị chi phối bởi những nỗi sợ đã ăn sâu vào trong tìm thức của anh ta và nó dẫn chi phối cuộc sống của anh ta một cách vô thức.

Tất nhiên, nếu nhìn ra ngoài cuộc sống, chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng, có những người thật sự thành công về mặt vật chất, tiền bạc nhưng vẫn hạnh phúc. Vậy tại sao lại nói rằng, vật chất mang đến đau khổ? Nếu ai đó từng học và đọc những cuốn sách self-help, những cuốn sách dạy mọi người nỗ lực để thành công về sự nghiệp, tiền bạc thì điều đầu tiên mà mọi người sẽ được học là hãy yêu những gì mình làm. Tôi tin rằng đây là yếu tố quan trọng nhất nhưng thường bị bỏ qua. Ngoài những chủ đề được đề cập như sự thành công phụ thuộc 100% vào bạn, ai cũng có thể trở nên thành công chỉ cần sự phấn đấu, nỗ lực và cố gắng không bỏ cuộc thì yếu tố niềm đam mê luôn được xem là quan trọng nhất nhưng lại dễ bị chúng ta bỏ qua. Chúng ta thường sống dựa theo lý trí hơn con tim. Vì vậy, mà khi đọc qua những cuốn sách này, bạn lại thường bỏ qua yếu tốt quan trọng nhất: trái tim của bạn có thật sự mong muốn điều này? Thật tốt khi chúng ta học hỏi và trải nghiệm. Những nỗi đau và thất bại sẽ dẫn bạn cho những khám phá kế tiếp. Tình yêu và niềm đam mê từ trái tim nghe có vẻ đơn giản nhưng có mấy ai thật sự sống trọn và đặt niềm tin tuyệt đối vào sự dẫn dắt của trái tim mình. 

Tôi đã từng là một người rất cố gắng và phấn đấu để thành công trong sự nghiệp của mình. Nhưng trong thâm tâm tôi biết rằng, tôi chẳng bao giờ mong muốn thành công về tiền bạc và địa vị. Tôi biết rằng, đối với tôi, cuộc sống chỉ cần ăn 2 bữa là đủ và tôi không cần nhiều tiền. Nhưng thay vì nghe theo lời nói bên trong mình, tôi đã cố gắng chạy theo những đòi hỏi và những niềm tin sai lầm mà tôi đã tin rằng: “Khi tôi có nhiều tiền và thành công, ba mẹ và gia đình tôi sẽ hạnh phúc”. Nhưng giờ đây, khi không còn quan trọng về chuyện đó nữa, cuộc đời tôi rẽ sang một hướng khác. Và mặc dù không có nhiều tiền hơn, nhưng gia đình và ba mẹ tôi lại vui vẻ và hạnh phúc hơn nhiều.

Có rất nhiều hình thái của sự sợ hãi ăn sâu vào trong con người bạn. Sợ chết, sợ không thể chăm lo đầy đủ cho người khác. Sợ hãi về tương lai không biết mình sẽ đi về đâu. Sợ người khác không tôn trọng mình. Sợ người khác nói mình là kẻ yếu đuối. Tất cả những sợ hãi này chi phối cách bạn suy nghĩ, các bạn hành động và tương tác với người khác. Nó cũng là một phần của não bộ của bạn. Bộ não của chúng ta được thiết kế với cơ chế chiến đấu hoặc bỏ chạy. Khi cảm thấy có nguy hiểm, nó sẽ kích hoạt những hocmon để tạo nên cảm giác muốn chạy trốn. Khi nào chúng ta còn chưa nhận thức về những điều này. Những hoạt động của chúng ta sẽ bị những sợ hãi chi phối. 

Ở một mặt nào đó, sự sợ hãi dường như tốt cho cuộc sống bình thường. Nhưng nếu chúng ta không ý thức và để nó bám sâu và chi phối. Chúng ta sẽ không còn trên con đường của sự cân bằng và từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. 

Sự sợ hãi một phần nào đó sẽ ảnh hưởng cách bạn diễn giải cuộc sống của mình. Một người từng khó khăn về mặt tiền bạc quá khứ sẽ luôn bị ám ảnh và cho rằng cần phải cố gắng hơn nữa. Nhưng nếu 1 người chưa từng gặp khó khăn về mặt tiền bạc, anh ta sẽ không đặt nặng vấn đề tiền bạc trong tư duy, và từ đó anh ta có thể dễ dàng ra các quyết định hơn trong cuộc sống khi phải đối mặt với các lựa chọn về nghề nghiệp hoặc làm gì để kiếm tiền. Hoặc, với một người có lối sống đơn giản ảnh hưởng từ ba mẹ, anh ta thậm chí sẽ xem nhẹ tiền bạc và không xem đó là vấn đề phải suy nghĩ. 

Ngoài ra, khi để sự sợ hãi ảnh hưởng đến mình. Bạn lại tuy duy theo một hướng giả định rằng, nếu tôi làm những điều này, tôi sẽ cảm thấy an toàn. Liệu nó có thật sự an toàn? Hay chỉ là suy nghĩ và niềm tin sai lầm của bạn mà thôi?

DẤU ẤN CỦA SỰ SỢ HÃI

Cơ thể chúng ta không chỉ bao gồm cơ thể vật lý mà con bao gồm các trường năng lượng xunh quanh chúng ta. Một trong những trường năng lượng đó liên quan đến cảm xúc. Trong cuộc sống thường ngày, khi những hoàn cảnh ập đến và chúng ta phản ứng với những cảm xúc khác nhau: giận dữ, tức giận, vui sướng. Nếu những cảm xúc này không được bày tỏ hoặc giải tỏa đúng đắn và nếu chúng ta cho phép mình bị ảnh hưởng và bám víu vào những điều này. Những điều này sẽ tạo thành những dấu ấn bám vào trong trường năng lượng và trong tìm thức của chúng ta. Từ đó gián tiếp định hình cuộc sống của chúng ta một cách vô thức.

Khi còn nhỏ, nếu bạn gặp những hoàn cảnh sợ hãi. Ví dụ như bị ám ảnh bởi những câu chuyện ma, bị lạm dụng tình dục hoặc bị bỏ rơi. Vì còn nhỏ để có thể có đủ sự vững vàng để giải quyết, chúng ta bị ám ảnh. Những cảm xúc xấu hổ, tội lỗi và lo sợ sẽ không thể giải tỏa ra ngoài và nó ám ảnh cuộc đời bạn. Từ đó bạn có những nỗi sợ và lo lắng vô hình về những điều này. Bạn trở nên sợ ma quá mức, luôn cảm thấy lo lắng với mối quan hệ với những người xunh quanh hoặc tự nhiên cảm giác một nỗi sợ khi bắt gặp một hoàn cảnh nào đó. Điều này làm bạn trở nên không tự nhiên trong cuộc sống của mình.

Trong Phật Giáo, điều này được gọi là Nghiệp. 

LÀM VIỆC VỚI NỖI SỢ HÃI

 Có rất nhiều con đường khác nhau để giúp chúng ta có thể nhận diện, cắt đức những sợ hãi này. Với một số hoàn cảnh nhất định, khi những lo lắng này không thể giải quyết, người ta có thể tìm đến phương pháp Thôi Miên hoặc Hồi Quy chuyển kiếp. Những phương pháp này sẽ giúp bạn rơi vào trạng thái sâu trong tìm thức và từ đó giúp bạn nhận thức được nguyên nhân gây nên những điều này. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần đến nó, với những nỗi sợ đơn giản hơn, chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết nó ở tầng nhận thức khi nó được nhận biết.

Làm việc với giất mơ cũng là một cách để nhận diện những nỗi sợ của mình. Chúng ta thường hay quá chú trọng vào nội dung của giất mơ mà quên mất thông điệp của giất mơ. Ngôn ngữ của giất mơ là hình ảnh, và thông qua hình ảnh nó sẽ báo cho chúng ta biết những thông điệp liên quan đến cuộc đời mình. Bản thân tôi cũng có nhiều giất mơ liên quan đến những nỗi sợ, và qua đó, nó giúp tôi nhận diện được những nỗi sợ bên trong mình.

Một trong những cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để làm việc với nỗi sợ hãi và niềm tin hạn chế của bạn là hãy để ý những cảm xúc thường ngày của bạn. Nếu có điều gì đó khó chịu nổi lên, nó đang kích hoạt một nỗi sợ vô hình hoặc một niềm tin hạn chế mà bạn đã tiếp thu và chưa giải quyết. Nếu bạn thấy, nghe nói ai đó thành công và bạn cảm thấy có một chút tự ti, một chút đau đớn thay vì cảm thấy hạnh phúc cho họ, nó có nghĩa là bạn cũng đang mong muốn thành công và mong muốn này được kích hoạt bởi nỗi sợ vô hình bên trong bạn. Hãy thử quan sát, chiêm nghiệm và viết ra những điều này khi được kích hoạt. Bạn sẽ khám phá ra những điều vi diệu khác về bản thân mình.

Một cách khác tôi cũng thường áp dụng để nhận diện những sợ hãi của mình là Thiền. Khi bạn nhận diện được một hoàn cảnh kích hoạt những cảm xúc tiêu cực bên trong bạn. Khi bạn đã bắt đầu cảm thấy bình tĩnh và muốn giải quyết nó, hãy ngồi Thiền. Tìm một chỗ yên tĩnh, thoải mái trong tư thế ngồi Thiền. Hít thở một vài hơi thật sâu và sau đó cho phép mình tập trung quan sát hơi thở. Khi bạn đã cảm nhận được sự tĩnh lặng và tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Hãy bắt đầu dùng tâm thế Quan Sát để quan sát lại hoàn cảnh đã làm cho bạn cảm thấy giận. Hãy chỉ đơn giản là một người Quan Sát và không bám vào hoàn cảnh đó nữa, đừng để hoàn cảnh đó lôi kéo những cảm xúc của bạn lúc này. Khi bạn quan sát hoàn cảnh vừa xảy ra, hãy đặt cho mình những câu hỏi:

“Điều gì bên trong tôi đã làm cho tôi cảm thấy khó chịu?”

“Tại sao tôi lại cảm thấy khó chịu vì điều này”

Khi bạn không dùng Tâm Trí để cố gắng lý giải ai đúng, ai sai. Cho phép sự tĩnh lặng và nhận biết bên trong bạn. Lúc này vấn đề sẽ được giải quyết. Bạn sẽ cảm nhận được điều gì bên trong bạn đã gây nên những cảm xúc đó. Bạn sẽ cảm thấy rằng vấn đề không phải do người khác gây ra mà vấn đề đến từ nhận thức bên trong bạn chưa được giải quyết. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy không còn bị ràng buột với những trải nghiệm vừa rồi nữa, bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái như nó chưa từng xảy ra. Lúc này bạn sẽ nhận ra sau đó bạn có thể trao đổi, giao tiếp với người kia một cách bình thường mà dường như điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nếu bạn không thể thực hành bài tập này sau khi hoàn cảnh vừa xảy ra, bạn có thể đợi đến tối trước khi đi ngủ hoặc cho đến khi bạn hoàn toàn bĩnh tĩnh.

CON ĐƯỜNG CỦA TRÁI TIM

Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi những mô thức của xã hội. Và trong vòng xoáy của Xã Hội. Xã hội đang đề cao sự dũng cảm, sức mạnh, nghị lực, học hành, tư duy logic. Những điều phục vụ cho sự phát triển của khoa học và tăng trưởng về mặt vật chất. Nhưng lại không nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của Trái Tim. 

Linh hồn dẫn dắt bạn thông qua Trái tim mình. Trái tim tượng trưng cho tình yêu và sự sáng tạo. Trái tim kết nối trực tiếp với não bộ. Những cảm nhận từ trái tim dẵn dắt tư duy của não bộ. Nhưng chúng ta lại đặt Ý Thức chủ quan của mình mà đánh mất cảm nhận từ Trái Tim. 

Mong muốn của bất kỳ ai trong cuộc sống đều tìm kiếm cho mình sự trọn vẹn và hạnh phúc. Trọn vẹn và hạnh phúc chỉ có thể được cảm nhận chứ không thể dùng để so sánh. Chúng ta không thể đặt ra một mục tiêu là khi tôi kiếm được bao nhiêu đây tiền, khi tôi có một căn nhà thì tôi sẽ trọn vẹn và hạnh phúc. Đây là một tư duy sai lầm. Sự trọn vẹn và hạnh phúc hoàn toàn nằm sẵn sàng trong tâm thế của mỗi người. Nhưng nó chỉ thể hiện khi chúng ta bắt đầu lắng nghe, cảm nhận nó. Điều này thật sự không dễ dàng cho những ai lúc nào cũng tất bật với mọi tư duy, lo lắng thường ngày.

Các hình thức Tử vi có thể xem trong cuộc đời của bạn có thành công về mặt tiền bạc, địa vị hay không nhưng không có phương pháp tử vi nào nói bạn có hạnh phúc hay không. Bởi vì hạnh phúc thật sự không đến từ tiền bạc, địa vị. Nếu bạn có một thước đo cho rằng bạn có bao nhiêu tiền hoặc thành công như thế nào thì mới hạnh phúc thì đó là bạn đang lấy thước đo của xã hội áp dụng cho mình. Và thước đo này chưa chắc đã là nhận thức đúng. Nếu bạn sử dụng thước đo này, sâu thẳm bên trong bạn đang có một nỗi sợ khác, bạn sợ rằng mình sẽ không được xã hội chấp nhận. Và thật khó khăn để có thể thuyết phục những người khác xung quanh bạn rằng, nếu tôi không thành công, vậy bạn có còn tiếp tục yêu thương và chấp nhận tôi không?

Trái tim có một nguồn năng lượng tuyệt vời, lớn mạnh và bao trùm cả Vũ trụ. Đó là nguồn năng lượng của Tình Yêu, của sự chấp nhận và tha thứ. Khi chúng ta tiếp cận với mọi thứ bằng tình yêu chân thành từ trái tim mình. Chúng ta sẽ có được sự cảm thông và yêu thương từ mọi người. Bạn có để ý rằng, chỉ cần bạn thể hiện một lời nói, hành động hoặc cử chỉ yêu thương đến ai đó, người khác sẽ dễ dàng chấp nhận và cảm mến bạn cho dù bạn có làm sai điều gì?

Tất nhiên, thật không dễ gì để bước theo con đường chỉ tình yêu khi cuộc sống luôn luôn gây cho ta những điều phiền toái và những điều làm ta cảm thấy khó chịu. Nhưng khi bạn tiếp tục ý thức và nhận ra điều tuyệt vời từ Trái tim này. Bạn sẽ bước đến những điều hoàn toàn khác trong cách sống và tiếp cận với cuộc đời.

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ cùng rung động trên hành trình Khám Phá Bản Thân của riêng bạn nhé!

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ trên hành trình Khám Phá Bản Thân nhé.