Đời là bể khổ; Có thật vậy không? Một góc nhìn khác về điều này

Tôi vốn là một người theo đạo Phật từ nhỏ và khá hứng thú trong việc tìm hiểu những triết lý của nhà Phật. Mặc dù không phải là nghiên cứu/tìm hiểu sâu về những nền tảng của Phật Giáo. Tuy nhiên, những lời dạy và nền tảng của Phật Giáo vẫn vẫn là nền tảng và có những ảnh hưởng nhất định trong lối sống và cách mà Tôi tương tác, phản ứng với thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, Phật Giáo lại không thỏa mãn về sự tò mò của Tôi dành cho thế giới và Tôi tiếp tục tự đặt câu hỏi cho chính mình đâu là sự thật về Vũ Trụ này. Những lời dạy có sự suy diễn sau này dễ làm chúng ta lạc vào những dòng triết lý có phần rời xa sự thật ban đầu.

Một trong những điểm chính xuyên suốt trong Phật Giáo và là nền tảng của mọi sự thực hành, nghiên cứu sau này đó là quan điểm đời là bể khổ. Triết lý này có thể được xem là hơi bi quan. 

Sau này, khi tìm hiểu và thực hành nhiều con đường khác nhau Tôi nhận ra những sự thật khác mà nhiều khi khá ngược với quan điểm của Phật Giáo và nhiều trong số chúng không được Phật Giáo đề cập. Nhiều trong số này có thể làm cho người tìm hiểu hoặc người được nghe lần đầu cảm thấy khó chịu nếu không có một tư tưởng cởi mở đúng đắn.

Khi tôi tìm hiểu về cách thực hành Tâm Linh của phương Tây cận hiện đại và những triết lý/nền tảng Tâm Linh của người Maya dựa trên nền tảng thực hành Shaman (Tạm dịch là Pháp Sư), họ cho rằng mỗi người chúng ta là Đồng Sáng Tạo với Thượng Đế, Thượng Đế ở đây được hiểu là toàn bộ Vũ trụ này. Mỗi người chúng ta là một tạo vật của Tự Nhiên và hòa cùng vào điệu nhảy của Sự Sống. Với những quan điểm này, Sự Sống dường như là Vẻ đẹp Vĩ Đại của Tự Nhiên và cuộc sống là Sự Sáng Tạo, là Tình Yêu và những điều đẹp đẽ.

Ban đầu Tôi thấy rằng những điều này có vẻ ngược với quan điểm của Phật Giáo.

Cho đến khi Tôi đọc một tài liệu đề cập về một góc nhìn khác mà Tôi thấy rằng có một lời giải thích hợp lý và Tôi muốn đề cập và chia sẻ ở đây.

Với quan điểm đời là bể khổ, sự tập trung vào đau khổ của Phật Giáo có thể xem là một con đường để thoát khỏi sự đau khổ đó (chứ không phải là thoát khỏi cuộc sống hiện tại để trở nên siêu thoát hoặc một điều gì đó tốt đẹp ở kiếp sống tiêp theo). Theo góc nhìn này, đau khổ trở thành một phương tiện mà qua đó cung cấp cho chúng ta một con đường để khám phá và hiểu được bản thân.

Tuy nhiên, chúng ta lại dùng cơ sở của sự đau khổ này để biểu dương và có khuynh hướng dẫn dắt mọi người vào sự phụ thuộc của các tổ chức Tôn Giáo và đánh vào tâm lý nỗi sợ của mọi người. 

Thanisaro Bikkhu, một nhà sư Phật giáo hiện đại, sinh ra ở Mỹ, đã tóm tắt cách tiếp cận của Phật giáo đối với đau khổ và những tiềm năng của nó để mở ra cánh cửa dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân:

Theo góc nhìn này, nỗi đau giống như một phương tiện mà ta quan sát tất cả các khuynh hướng trong tiềm thức của Tâm Trí. Và khi quan sát, nỗi đau sẽ giúp chúng ta nâng cao hiểu biết về bản thân nổi đau và còn giúp chúng ta nâng cao nhận thức về quá trình mà cách tâm trí hoạt động.

Giống như một nhà tự nhiên học, nếu anh ta muốn quan sát/nghiên cứu về động vật, anh ta chỉ tìm đến một hồ nước trong rừng, chỉ cần chờ đợi và các con vật tự nhiên sẽ xuất hiện quanh đó.

Giải thích một cách đơn giản là nếu hoàn cảnh nào đó làm chúng ta cảm thấy đau khổ, bực tức và giận giữ, thay vì phản ứng và oán trách hoàn cảnh hoặc người khác. Chúng ta có thể quan sát hoàn cảnh này, và nó sẽ giúp chúng ta nhận ra điều gì đã được kích hoạt trong tiềm thức khiến chúng ta có sự phản ứng giận dữ đó.

Ví dụ, trong một cuộc họp mọi người đang thảo luận về phương án xử lý cho một vấn đề cụ thể. Một đồng nghiệp của bạn đưa ra phương án A, bạn liền cảm thấy giận giữ và phản ứng thái quá. Điều này có thể xảy ra bởi vì bạn từng có kinh nghiệm với phương án A cho một hoàn cảnh tương tự. Vấn đề là bạn đang sử dụng kinh nghiệm cũ cho một vấn đề mới. Mặc dù vấn đề này có thể tương tự, nhưng biết đâu lần này nó lại giải  quyết được vấn đề?

Và đây là mô thức mà chúng ta làm mọi việc trong cuộc sống? Sự giận giữ khởi lên bên trong mình là mô thức niềm tin trong tiềm thức mà chúng ta đã trải qua/đã kinh nghiêm trong quá khứ.

Quay trở lại với quan điểm về đau khổ là một phương tiện để chúng ta học hỏi và quan sát chính mình, trong bối cảnh hiện đại, chúng ta có thể áp dụng để mở rộng sự nhận thức và hiểu về bản thân mình. Một trong những câu hỏi đơn giản mà chúng ta có thể đặt ra cho chính mình và tự tìm câu trả lời để hiểu về nó là: đau khổ này đến từ đâu và nó được tạo ra như thế nào?

Phật Giáo đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này dưới dạng Tứ Diệu Đế. Tóm tắt một cách cơ bản là:

– Đời là bể khổ. Sinh, lão, bệnh, tử đều là đau khổ. Và đau khổ là có tồn tại.

– Sự chán ghét, ham muốn và thiếu hiểu biết mang lại cho chúng ta đau khổ.

– Chỉ khi chúng ta phá vỡ được những tấm gương ảo ảnh, chúng ta mới có thể chấm dứt đau khổ của mình.

– Bát Chánh Đạo có thể giúp chúng ta phá bỏ những thói quen đau khổ.

Một số trường phái của Phật giáo tuyên bố rằng kinh nghiệm của một người về thực tại là sự phóng chiếu của tâm trí của chính họ. Do đó, nếu một người không hạnh phúc, hoặc thậm chí bị bệnh về thể chất, thì đó là bởi vì tâm trí hoặc tinh thần của người đó đang tạo ra bất hạnh đó hoặc bệnh tật đó. Điều này nên được hiểu là có điều gì đó mà chúng ta cần phải học và nhận ra phải học của mình từ sự phóng chiếu sự bất hạnh đó của Tâm Trí vào cuộc sống. Nhiệm vụ của chúng ta là lắng nghe quá trình bật tật hoặc sự bất hạnh để hiểu những gì mà nó đang lại cho cá nhân mình về trạng thái tinh thần và tâm trí của mình (có điều gì đó hạn chế về mặt niềm tin mà Tâm Trí của chúng ta đang tin vào).

Quan điểm thông thường chúng ta cho rằng ai đó phải chịu trách nhiệm về sự mất cân bằng của một người là một lối tư duy dẫn đến nhiều hệ lụy. Mọi người thường có xu hướng tin rằng, nếu một điều gì đó tồi tệ trong cuộc sống có nghĩa là Tôi có thể đã từng làm tổn thương người này trong một kiếp sống nào đó; vì vậy Tôi cần phải trải qua chuyện này để trả nghiệp để Tôi có thể có một cuộc sống tốt hơn ở một kiếp sống khác. Đây có thể là một hình thức kiểm soát đám đông ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ trong đó cố gắng duy trì một chế độ đẳng cấp để cai trị. 

Quan điểm đúng đắn hơn dưới góc nhìn Phật Giáo mà chúng ta nên nhìn nhận là trong hoàn cảnh bất hạnh đó là việc làm thế nào mà một người lại gặp phải hoàn cảnh này và làm sao chúng ta có thể chuyển hóa nó. Ở đây, chúng ta không cần tập trung vào khía cạnh xấu hổ hoặc sự tội lỗi và cố gắng tìm hiểu xem tội lỗi của ai. Điều chúng ta cần tập trung vào là làm sao chúng ta có thể chuyển hóa hoàn cảnh bất  hạnh đó bằng tình yêu thương và lòng trắc ẩm. Bằng cách này, chúng ta đang trao quyền cho cá nhân và nó phù hợp với tất cả các quan điểm của các Tôn Giáo hoặc nền tảng văn hóa khác. Trong đó, sự tồn tại của mỗi người là Thiêng Liêng và đang cùng Đồng Sáng Tạo với sự sáng tạo của Vũ Trụ.

Đời là bể khổ khi chúng ta chạy theo những mô thức bên ngoài mà không lắng nghe tiếng gọi thật sự bên trong con người mình. Khi chúng ta vẫn còn sự cố gắng để đạt được điều gì đó; chúng ta vẫn đang bị chi phối bởi những mô thức của xã hội và từ đó làm chúng ta  trở nên ngượng ép với cảm xúc với những mong muốn sâu thẳm bên trong con người mình

Một trong những hiểu biết quan trọng nhất dẫn đến sự thức tỉnh của Đức Phật là ngài nhận ra rằng hành động thấu hiểu nỗi đau là cốt lõi của hành trình tìm kiếm tâm linh. Bằng cách chịu trách nhiệm về nỗi đau của mình, chúng ta có thể tập trung vào những gì nỗi đau đang nói với chúng ta về trải nghiệm của chúng ta. Theo dõi nỗi đau và theo dõi sự phát triển của nó qua các cấp độ khác nhau của cuộc sống, cung cấp một cơ chế nền tảng rất quan trọng khi chúng ta tìm cách để thấu hiểu bản thân mình.

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ cùng rung động trên hành trình Khám Phá Bản Thân của riêng bạn nhé!

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ trên hành trình Khám Phá Bản Thân nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *