Tâm Linh có thật không?

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những thời điểm cảm thấy bị lạc lõng. Những thời điểm, chúng ta cảm thấy một nỗi buồn gì đó sâu lắng trong tâm hồn. Trong những thời điểm đó, ta chỉ ngồi một mình, ta chỉ muốn chìm đắm trong nỗi cô đơn của bản thân. Và ở một khía cạnh nào đó, từ phía sâu trong tâm hồn ta. Những câu hỏi dường như gợi mở để ta chiêm nghiệm về cuộc sống. “Tôi là ai?”, “Mục đích của cuộc đời ta là gì?”, “Điều gì mang lại hạnh phúc và niềm vui cho cuộc sống?”. Trong những giây phút đó, ta nhận ra Ta còn là một điều gì đó sâu thẳm.

Tuy nhiên, ta không có nhiều thời gian để cho phép mình chìm sâu vào trong dòng suy tư đó. Ta nhanh chóng quay lại với cuộc đời, với những mối quan hệ, với những ràng buộc, với cuộc sống. Mặc dù không cố tình quên đi phần “sâu thẳm” kia, nhưng phần lớn thời gian của cuộc sống, ta dành để chạy theo những hoạt động của xã hội thay vì làm việc với bản thân và bên trong để nhận thức về bản thể Thiêng liêng của mình.

Dù bạn có dám thừa nhận hay không, tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta ai cũng có những khoảng khắc sâu lắng đó, trong đó Ta nhận ra khía cạnh sâu thẳm kia chắc hẳn là một gì đó về “linh hồn” của mình.

Khảo cổ học giờ đây đã chứng minh lịch sử của loài người không chỉ xuất hiện khoảng 6k năm trước mà nó xa hơn thế. Ít nhất là vài chục ngìn năm. Và theo một số tài liệu, lịch sử loài người xuất hiện trước đó ít nhất hơn 200 ngìn năm. Và nếu lần theo những dấu vết cổ xưa cho đến thời hiện đại, bất cứ nền văn hóa, văn minh nào cũng đều có những hình thức tâm linh/tôn giáo khác nhau.

Trong hầu hết các nền văn hóa tôn giáo ngày nay mà chúng ta biết và trải nghiệm. Chúng ta cảm thấy không thoải mái khi nó gắn liền với sự “thờ cúng”, sự “trừng phạt” và phải tôn thờ ai đó như là một vị “cứu tinh”, một hoặc nhiều vị “đại quyền lực” khác nhau. Trong  cuộc sống xã hội, chúng ta đã quá mệt mỏi với nhiều hình thức quyền lực khác nhau ở công việc, ở chính quyền, ở xã hội. Và còn thêm “quyền lực” dưới hình thức tôn giáo làm ta cảm thấy bị ngột ngạc, khó thở.

Tuy nhiên, nếu được đào sâu vào trong các triết lý và hình thức cơ bản nhất, lý thuyết cơ bản nhất của những bật giác ngộ, người đặt nền móng cho một Tôn Giáo, ta sẽ thấy những lời dạy của họ họ không Tôn Giáo chút nào. Tôi có may mắn được tiếp xúc và tìm hiểu với nhiều nền tảng tôn giáo khác nhau. Mặc dù không phải là chuyên gia về nền tảng triết học/lý thuyết của các tôn giáo. Tuy nhiên, đâu đó tôi nhận ra rằng: những lời dạy đầu tiên của các bật thầy luôn đề cập rằng bản thể của bạn và của họ là giống nhau. Không có sự khác nhau của họ, người đã giác ngộ, và bạn. Họ không dạy rằng bạn phải tôn thờ họ để được giác ngộ và giải thoát. Lời dạy của họ đề cập rằng: họ là minh chứng rằng con người ai cũng có thể giác ngộ và trở thành như họ. Những lời dạy của họ đề cập rằng, chúng ta không phải là cơ thể vật lý này, chúng ta là phần ý thức, là phần tâm linh, là phần linh hồn và làm một với sự sáng tạo của Vũ Trụ này (hoặc chúng ta có thể gọi đó là Luật Vũ Trụ).

Bản thân sự tồn tại của các vị Thầy ngay từ thời điểm đầu xuất hiện, họ không có ý định để tạo ra một tổ chức. Họ sống tự nhiên với cuộc đời, và dạy những lời dạy của họ xuất hiện vì hoàn cảnh nó nên được nói. Những lời dạy của họ là “kim chỉ nam” để chúng ta sống tốt hơn. Sống với sự thật về Vũ Trụ này. Tuy nhiên, qua thời gian, cái tôi của những người sau đã tổ chức và định hình nó theo cái hiểu và cái muốn của cá nhân và dần biến nó thành hình thức Tôn Giáo. Tuy nhiên, sự thật và những lời dạy ban đầu không nên được bỏ qua, bản chất của chúng ta, sự thật về Vũ Trụ, sự thật về con người và sự thật về cái chết và sự Tái sinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại của Vật chất, thời đại của khoa học. Lịch sử của loài người xuất hiện hơn 200 ngìn năm. Nền tảng và khoa học hiện đại của xã hội chúng ta trải qua chỉ gần 100 năm. Nền tảng của khoa học hiện đại đã phát minh và mang đến những tiện nghi trong cuộc sống. Nhưng làm sao ta có thể nói rằng 100 năm kia, tất cả những phát minh và khám phá của 100 năm khoa học, nó đại diện cho toàn bộ sự thật được phát triển hơn 200 ngìn năm của loài người.

Nhiều bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh lịch sử của loài người đi qua các trận đại hồng thủy. Đi qua các đợt mà trong đó thảm họa trên Trái Đất đã tiêu diệt toàn bộ nền văn minh con người thời điểm đó, để rồi một nền tăng minh hoàn toàn mới xuất hiện.

Nền tảng khoa học hiện đại và những lời dạy thời đại dạy chúng ta rằng chỉ có thế giới Vật Lý, thế giới được nhìn thấy qua mắt, nghe thấy qua tai và sờ thấy, cảm giác thấy qua 5 giác quan của con người mới là Thật. Những gì không nhìn thấy được là những ảo giác, ảo ảnh được tạo ra từ não bộ và nó không phải là thật. Từ đó tạo ra nền tảng cho toàn bộ nền tăng minh hiện đại của loài người đi theo con đường Vật Chất. Trong gần 100 năm, những phát minh được tạo ra dựa trên nền tảng này để mang đến sự tiện nghi ngắn hạn trong cuộc sống của con người. Nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều stress hơn, nhiều nỗi sợ hơn, nhiều bệnh tật hơn mà con người phải đối mặc.

Trong khi đó, nền tảng tâm linh và những lời dạy cổ xưa dạy chúng ta rằng. Sự thật về Vũ Trụ này không chỉ là vật chất. Toàn bộ Vũ Trụ là năng lượng, là những rung động năng lượng, là Tâm Linh. Hay trong shaman nó được gọi là “Thế giới không nhìn thấy”. Từ thế giới không nhìn thấy, từ phần Tâm Linh này, nó sáng tạo và ảnh hưởng đến thế giới Vật Lý, thế giới nhìn thấy này. Những lời dạy cổ xưa, dạy chúng ta rằng. Tất cả mọi vật đều có “ý thức”, đều có “linh hồn”. Ý thức và phần linh hồn chính là bản thể “sự quan sát” và “sự nhận biết” của nó. Cũng giống như con người, khi một hình ảnh đập vào mắt, hình ảnh này gởi đến bộ não, và phần “ý thức nhận biết” quan sát và nhận thức về nó. Những lời dạy cổ xưa dạy rằng để thay đổi và ảnh hưởng đến thế giới Vật Chất, chúng ta phải bắt đầu từ Bên Trong. Và từ Bên trong sẽ ảnh hưởng và tác động đến thế giới bên ngoài. Đây mới là con đường bền vững và hạnh phúc. Điều này mở ra những điều hoàn toàn mới về nhận thức và cách mà chúng ta sống và phát triển.

Mặc dù những lời dạy từ Tôn Giáo và những lời dạy cổ xưa có những điều “tìm ẩn”, những điều “chưa được chứng minh”, nhưng điều đó không có nghĩa nó không phải là sự thật. Để khám phá những tri thức này, nó phải bắt đầu từ bên trong, từ con đường nhận thức của mỗi người và sẽ không có một công thức chung để áp dụng cho tất cả mọi người như Khoa Học.

Nền tảng của Khoa học dạy chúng ta cái nhìn “trực quan”, cái nhìn đơn thuần là “quan sát”. Khoa học dạy chúng ta rằng mỗi cá nhân phải độc lập và tự thân. Đây là góc nhìn và cách sống sẽ thay thế cho niềm tin mù quáng và phụ thuộc của Tôn Giáo.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên sử dụng cái nhìn “trực quan”, “tính cá nhân và độc lập” của Khoa học và áp dụng với trải nghiệm cho đời sống Tâm Linh, với những lời dạy cổ xưa. Để từ đó mỗi người là một cá nhân trên con đường sống với sự thật Tâm Linh của Vũ Trụ này? Để nhận biết rằng, chúng ta là “Một” và “Không hoàn toàn độc lập, cá nhân” chút nào.

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ cùng rung động trên hành trình Khám Phá Bản Thân của riêng bạn nhé!

Lắng nghe tiếng gọi của Tâm Hồn

Bạn cảm thấy rung động với những chia sẻ từ Heart Journey? Để lại email để nhận những chia sẻ trên hành trình Khám Phá Bản Thân nhé.