Trong xã hội chúng ta, có một hiện tượng bí ẩn đang xảy ra và nó được gọi với cái tên “Soul loss” (Mất mát phân mảnh linh hồn) – nó phát sinh ở tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và nguồn gốc.
Sự phân mát những phân mảnh linh hồn (Soul loss) đã được con người ý thức về sự xuất hiện và tồn tại trong hàng thiên niên kỉ, và hiểu nó như kết quả của sự phân mảnh bên trong có nguyên nhân từ sự vô thức (unawareness), một trải nghiệm tâm lý đau buồn hoặc một cú shock mạnh mẽ đối với trí tuệ và cơ thể.
Trong bài viết này, sự mất mát phân mảnh linh hồn còn được gọi là mất mát tâm hồn hoặc mất mát linh hồn. Có một lưu ý là ở đây, tôi đề cập đến khía cạnh mất mát một phần phân mảnh linh hồn (năng lượng), không phải toàn bộ linh hồn của chúng ta.
Khi chúng ta trải nghiệm Sự mất mát phân mảnh linh hồn, một phần của Tâm hồn (Soul) của chúng ta – hoặc bản chất của sự sống của ta – bị ẩn đi hoặc bị đóng kín, ngăn cản chúng ta được biểu hiện và trải nghiệm những tiềm năng thực sự và sự trọn vẹn của chúng ta với tư cách con người. Thường thì toàn bộ những khía cạnh tâm lý của chúng ta bị chặn đứng hoặc bị đàn áp một cách hoàn toàn.
Trong khi đối với nhiều người trong chúng ta, sự mất mát một phần phân mảnh linh hồn nghe có vẻ không được dễ chịu lắm, tuy nhiên trải nghiệm này chỉ là tạm thời, và với việc Thực hành tâm linh (Soul work), những yếu tố bị mất đi của chúng ta có thể được tái tạo và mang trở lại cuộc sống của chúng ta.
Mất mát phân mảnh linh hồn là gì?
Theo quan điểm của shaman (là một hình thức tôn giáo cổ xưa thông qua những người chữa lành để giao tiếp với thần linh), khi chúng ta trải nghiệm những tổn thương quá sức chịu đựng, một phần phân mảnh linh hồn có thể tách ra như là một chế tự bảo vệ để giảm thiểu nỗi đau và tổn thương. Những phân mảnh này có thể đi lạc vào những cõi khác hoặc bị thực thể tinh linh khác chiếm giữa. Khi những phần này của linh hồn/tâm hồn chúng ta không được hồi phục, chúng ta sẽ không thể tìm thấy sự hoàn thiện từ bên trong (inner completion). hoặc sự thống nhất, toàn vẹn (wholeness).
Trước khi tâm lý học ra đời, đây là cách giải thích duy nhất mà các nền văn hóa nguyên thủy đã dùng để giải thích một hiện phổ biến, và dựa vào đó để tìm ra cách điều trị. Hiệu quả vô cùng khả quan.Mất mát tâm hồn trên thực tế là một thói quen (rule) chứ không phải một sự ngoại lệ (Exception). Là những cá nhân, trừ khi chúng ta là những Linh hồn đã tỉnh thức (Awakened Souls), chúng ta sẽ thường mất rất nhiều năng lượng tâm hồn mỗi khi chúng ta bị đồng hóa với Bản ngã; mỗi khi chúng ta tìm kiếm cảm giác đầy đủ thông qua những cơn nghiện ngập, sự kích thích tìm kiếm, niềm tin vào những giáo điều (dogmatic beliefs), mối quan hệ có điều kiện (conditional relationships) hay chủ nghĩa nghiện công việc (workaholism).
Ngoài việc chúng thiếu năng lực để cảm nhận được “sự đầy đủ” (wholeness), khi chúng ta trải nghiệm sự Mất mát tâm hồn, chúng ta cũng sẽ bắt đầu cảm thấy những điểm yếu, mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng và trống rỗng. Chúng ta chỉ biết cái gì đó đang “thiếu” trong cuộc sống của mình, và nhiều người thường mắc kẹt trong việc cố gắng tìm ra thứ chính xác đang bị mất tích là gì. Để hiểu đúng hơn, sự Mất mát tâm hồn là một sự mất mát, sự ngắt kết nối đối với phần quan trọng nhất của việc chúng ta là ai, được biết đến trong Tâm lý học với định nghĩa “Sự phân ly” / dissociation (Các rối loạn phân ly) – gốc rễ của nhiều căn bệnh tâm thần.
Tâm lý học đối với hiện tượng Mất mát phân mảnh linh hồn (Soul loss)
Một khi chúng ta đã nhận ra tâm hồn mình (hay ý thức) như một cường độ năng lượng mạnh – bất cứ điều gì khiến cho cường độ năng lượng này giảm đều sẽ dẫn đến sự bồn chồn, tàn nhẫn và trầm cảm.
Tạo ra một sự mất cân bằng trong tâm lý đồng nghĩa với việc cho phép từng phần riêng biệt (individuals) của nhân cách (như the shadow self, anima, animus) trở nên độc lập và do đó thoát khỏi sự kiểm soát của tâm trí (conscious mind).
Nhà tâm lý học Carl Jung đã phát hiện ra quá trình này có liên quan đến “tâm lý ham muốn (tình dục bản năng)/ psychic libido” của chúng ta. Jung đưa ra một khái niệm cho thấy “những tâm lý tính cách/ psychological personalities” của chúng ta tạo nên từ những “tổ hợp khác nhau/ different ‘complexes” (hay các bộ phận của ý thức của chúng ta về bản thân), và chủ chốt trong số những thứ có trách nhiệm kiểm soát tất cả những thứ khác đó chính là Bản ngã/Ego của chúng ta – đó là hình ảnh tinh thần của chúng ta hay nói cách khác “thứ ta tin đó là mình”. Năng lượng ý thức của chúng ta có thể bị suy yếu do một trong những “phức hợp/tổ hợp” này thoát ra khỏi sự kiểm soát của bản ngã và trở nên tự trị, từ đó ghê tởm tất cả những năng lượng ham muốn trong chúng ta, từ đó tạo ra một sự mất cân bằng về mặt tâm lý, phá vỡ sự trọn vẹn tự nhiên của chính mình.
Vậy điều gì đã khiến cho một trong những “phức hợp tâm lý” của chúng ta đã tự giải phóng bản thân và trở thành một kẻ thống trị đầy oán hận trong ý thức? Thường thì câu trả lời được xác định là một thứ gì đó tai hại, hoặc trải qua một số chấn thương sẽ khởi sinh điều này.
Một ví dụ đặc biệt có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn:
Hãy tưởng tượng rằng một đứa trẻ bị gạ gẫm hoặc lạm dụng tình dục, để đối phó với trải nghiệm khủng khiếp này, đứa trẻ trốn tránh bằng cách tách rời, hoặc tách mình ra khỏi tình huống đó. Trong quá trình tự bảo vệ mình, đứa trẻ tạo ra rất nhiều thứ khác nhau, hoặc những nhân cách hoàn toàn khác nhau trong bản thân nó như một cơ chế tự bảo vệ. Trong tâm lý học, hiện tượng này được coi là “rối loạn đa nhân cách” (hay Rối loạn nhân cách phân ly). Thật dễ hiểu khi những nền văn hóa của những bộ tộc cổ xưa đã nhận thức được điều này như một sự Mất mát tâm hồn. Nhưng về cơ bản, sự phân tách tâm lý là cách bảo vệ chúng ta chống lại những chấn thương và tổn thương dữ dội bằng cách ngăn chặn mọi tình huống dẫn đến việc bị tổn thương. Nhưng kết lại, đó vẫn là trách nhiệm của chúng ta để bảo vệ cơ thể và tâm hồn mình.
Nhưng sự Mất mát tâm hồn, hoặc sự tách rời về mặt tâm lý không chỉ đơn giản giới hạn trong những trường hợp cực đoan này mà nó còn được tìm thấy ở những mức độ khác nhau ở hầu hết mọi người. Các loại rối loạn ăn uống (eating disorders), rối loạn nhận dạng (identity disorders), căng thẳng sau chấn thương (post traumatic stress), trầm cảm (depression), sự phụ thuộc tâm lý lên người khác (codependency), rối loạn nhân cách ái kỉ (narcissism), thiếu tự trọng (low self-esteem) và các rối loạn điều chỉnh (adjustment disorders) là những nguyên nhân chủ yếu của sự Mất mát tâm hồn trong một xã hội hiện đại đề cao vật chất, thiển cận, vội vã, nơi trống rỗng những cảm giác về sự thiêng liêng.
Một cô gái trẻ mơ ước trở thành một nghệ sĩ nhưng phải sống kỳ vọng của cha mẹ mình và trở thành một bác sĩ sẽ mất đi một phần tâm hồn mình, bỏ qua một phần thiết yếu trong cô. Hoặc một cô gái trẻ vẫn quyết định chọn đi theo ước mơ của cô trở thành một nghệ sĩ, nhưng trong sâu thẳm vẫn chờ đợi một sự thừa nhận từ cha mẹ mình. Cô gái này – hoặc là sẽ đổ lỗi cho cha mẹ khi đã ngăn cản cô theo đuổi ước mơ, hoặc lòng tự trọng trong cô sẽ giảm sút do cô không được họ chấp nhận. Câu chuyện có quen thuộc với bạn không?
May mắn là vẫn có nhiều cách để tìm kiếm sự trọn vẹn trở lại. Rất nhiều những bài viết của chúng tôi mang dạng thức “Triệu hồi tâm hồn/Soul Retrieval” mà ở đó chúng tôi giúp bạn nhận ra những khía cạnh bên trong mà có thể bạn đã bỏ qua chúng. Chúng tôi làm điều này bằng cách khuyến khích phát triển lòng chân thật (authenticity, tự khám phá (self-exploration), tự yêu thương bản thân (self-love) và tự chuyển đổi (self-transformation).
Và tiếp theo, bạn có thể áp dụng những kiến thức về Mất mát tâm hồn này cho chính mình. Bạn có đang trải nghiệm nó?
Những dấu hiệu có thể cho thấy “Bạn đang bị mất mát linh hồn”
Có rất nhiều các triệu chứng về thể chất, tâm thần và tinh thần liên quan đến Soul Loss. Khi chúng ta trải nghiệm Soul loss (hay các phần của tâm hồn chúng ta đang bị ẩn đi, hoặc tách rời khỏi chúng ta) – kết quả là sự mất mát to lớn trong năng lượng tâm hồn, hoặc mất đi năng lượng cho cuộc sống của chúng ta. Sự mất mát năng lượng này ngăn cản chúng ta sống lành mạnh, đầy đủ và ngăn cản chúng ta sáng tạo ra cuộc sống. Đôi khi Mất mát tâm hồn có thể kéo dài suốt cả cuộc đời, dẫn đến sự phát triển của một người tự hủy hoại bản thân mình, thứ thường được gọi là “mất hồn/Lost soul” trong ngôn ngữ của chúng ta.
Để khôi phục những phần đã mất bên trong chúng ta, để trở nên cân bằng, hoàn thiện và trung tâm một lần nữa, trước hết chúng ta cần xác định được các triệu chứng của việc Mất mát tâm hồn trong chúng ta, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất:
- Những kỉ niệm và những giai đoạn trong cuộc đời bạn bị khóa lại/chặn lại (Memories and parts of your life have been blocked out).
- Bạn trải qua một giai đoạn trầm cảm mạnh mẽ (You experience strong periods of depression).
- Phần nào đó bên trong bạn cảm thấy như chúng bị mất mát hoặc hỏng hóc (Parts within yourself feel missing or broken.)
- Một cảm giác tê liệt xuyên suốt cuộc sống của bạn (You experience a general numbness to life).
- Liên tục cảm thấy sự sợ hãi và lo lắng (Constant feelings of fear or anxiety plague you).
- Bạn trải qua những giai đoạn bị mất ngủ dài hạn (You go through long periods of insomnia).
- Bạn cảm thấy lạc lõng hoặc không hoàn thiện (You feel lost or incomplete).
- Bạn cảm thấy mình như một ‘người khác’ sau một sự kiện gây shock hoặc một chấn thương tâm lý trong quá khứ (You feel like a ‘different person’ after a shocking or traumatic life event).
- Bạn cảm thấy bị mắc kẹt hoặc không có khả năng vượt qua một vấn đề nhất định trong cuộc sống của mình (You feel stuck or incapable of overcoming a certain issue in your life).
- Bạn cảm thấy thất vọng về cuộc sống (You feel disappointed with life.)
- Bạn cảm thấy như thể có nhiều “bản thân khác/nhân cách khác” trong bạn (You feel as though there are multiple “selves” within you).
- Bạn cố gắng trốn thoát bằng cách sử dụng rượu, ma túy, tình dụch hoặc gia tăng sự bận rộn (You try to escape by turning to alcohol, drugs, sex, television, or excessive busyness).
- Bạn cảm thấy mình không xứng đáng được yêu thương (You feel unworthy of being loved).
- Bạn đang trải qua Đêm đen của tâm hồn (You are experiencing a dark night of the soul).
- Bạn muốn tìm ra mục đích và ý nghĩa của bạn trong cuộc sống này (You want to find your purpose and meaning in life).
- Bạn cảm thấy như cuộc sống hàng ngày của bạn là vô nghĩa và phải đi theo định hướng của công việc (You feel like your daily life is meaningless and task-driven).
- Bạn tránh việc bị tổn thương và giữ khoảng cách với mọi người (You avoid feeling vulnerable and keep others at a distance).
- Bạn mong chờ một sự trọn vẹn và cảm giác thuộc về (You long for wholeness and a sense of belonging).
- Đôi khi bạn cảm thấy rằng bạn không thể kiểm soát được chính mình (You sometimes feel that you’re not in control of yourself).
- Bạn liên tục cảm thấy tinh thần hoặc thể chất mệt mỏi mà chẳng phải do bất cứ bệnh lý y khoa nào cả (You constantly feel mentally or physically fatigued for no medical reason).
- Bạn khao khát cho tính xác thực và sự chấp nhận hoàn toàn đối với bản thân mình (You thirst for authenticity and complete acceptance of yourself).
Để trở nên khỏe mạnh và cảm thấy được sự toàn vẹn, sống một cuộc sống hài hòa – bạn phải phục hồi lại những phần mất mát quan trọng của bạn thân thông qua việc học cách sống một cuộc sống cân bằng, chân thực và biết yêu thương chính mình.
Tìm ra những mảnh vỡ đã mất và khôi phục chúng trong cuộc sống của bạn là chính là sự trở lại với sự toàn vẹn bẩm sinh của bạn, để khôi phục lại sức sống thiết yếu cho tâm hồn bạn. Để một cách từ từ đem những yếu tố bị mất của tâm hồn của bạn trở lại thông qua việc thực hành của soulwork là sống một cuộc sống của chánh niệm, lắng nghe nơi trái tim (heart-centered) và sự liên kết nơi thể xác (bodily alignment).
Tác giả Mateo Sol.
Người dịch Ayako.
Nguồn bài viết: https://lonerwolf.com/soul-loss/
Pingback: Chữa lành Quá Khứ, Tương Lai qua hành trình Thu Hồi Mảnh Ghép Linh Hồn - Inner Peace